12 Sai lầm thường gặp của Junior UI Designer và cách khắc phục triệt để

Ngày đăng: Thứ năm, 26/06/2025 (GMT+7) - 26 Lượt xem

Đăng bởi: Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Nina

Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà SaigonTel, Lô 46, CVPM Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP HCM

    Trong hành trình phát triển sự nghiệp, các Junior UI Designer thường mắc phải những lỗi điển hình dưới đây. Nhận thức và khắc phục sớm giúp bạn cải thiện nhanh chóng về chuyên môn và tạo ấn tượng tốt trong môi trường chuyên nghiệp.

    sai lam khi lam thiet ke

    1. Không nghiên cứu kỹ trước khi thiết kế

    Một số bạn trẻ vội vàng “nhảy” vào phần vẽ giao diện ngay sau khi nhận yêu cầu, bỏ qua toàn bộ bước nghiên cứu người dùng, mục tiêu dự án hay cấu trúc tính năng hệ thống. Việc thiếu khảo sát, phân tích dữ liệu và tham vấn stakeholders dẫn đến UI thiếu chiều sâu, không giải quyết đúng vấn đề thật sự.

    Ví dụ thực tế: Một junior nhận brief “thiết kế trang đăng ký” nhưng không tìm hiểu nhu cầu người dùng (thưc tế: họ cần đăng ký nhanh qua mạng xã hội, không muốn điền quá nhiều thông tin). Kết quả dù giao diện đẹp, người dùng vẫn bỏ giữa chừng vì quá phức tạp.

    Giải pháp: Dành thời gian nghiên cứu – dùng questionnaire, phỏng vấn người dùng, khảo sát, hiểu rõ painpoint rồi mới bắt tay vào sketch.

    2. Thiết kế theo sở thích cá nhân thay vì người dùng

    Thiết kế của bạn rất “cool”, cá tính, hợp xu hướng, nhưng khi đưa đến tay user lại bị phàn nàn khó hiểu hoặc không dễ thao tác? Đó là sai lầm khi bạn chỉ cố gắng “thỏa mãn cái tôi sáng tạo” mà quên mất rằng UI phải hướng đến người dùng thật sự – đa dạng nền tảng, kỹ năng, ngôn ngữ…

    Giải pháp: Hãy làm mockup, chạy test với user thật, thu thập feedback và lặp lại. Đừng tự động nghĩ “tôi thấy đẹp là được”.

    3. Thiếu kế hoạch và thiếu định hướng rõ ràng

    Không ít junior chỉ “vẽ đại” từ đầu đến cuối mà không có wireframe, tâm sự cùng stakeholders để “định dạng” mục tiêu từng màn, thiết lập luồng logic. Kết quả là mất thời gian, phải sửa nhiều, hoặc UI hoạt động chưa hiệu quả do logic chưa được xác nhận rõ ràng.

    Giải pháp: Trước khi thiết kế, nên tạo wireframe, flow, sequence, xác định câu chuyện người dùng và dùng các công cụ như Figma, Miro để minh họa ý đồ rõ ràng.

    4. Quá user-centric mà bỏ qua bên khác (business, dev)

    Tâm niệm “người dùng là trên hết” rất tốt, nhưng nếu bạn trở nên cực đoan – chỉ muốn tối đa hoá trải nghiệm người dùng mà quên tính khả thi về kỹ thuật, chi phí hay KPI doanh nghiệp thì sẽ vỡ dự án. Developer kêu quá phức tạp, PM thấy chi phí đội lên, khách hàng lắc đầu vì ngân sách eo hẹp.

    Giải pháp: Chủ động trao đổi với PM, dev và stakeholders để cân bằng giữa trải nghiệm, kỹ thuật và business.

    5. Luôn nói “Có” mà không phản biện

    Bạn nghe đâu nói vậy, không có phản biện hay giải thích thiết kế? Điều này có thể khiến bạn mất uy tín: nếu không hiểu về Nielsen Heuristics, Fitts' Law... bạn sẽ nói gì khi bị yêu cầu? “Yes-man” khó được trọng dụng.

    Giải pháp: Nghiên cứu chuyên sâu UX/UI để hiểu lý do và chuẩn bị luận lý bảo vệ khi cần.

    6. Chỉ tập trung một nền tảng (web/mobile)

    Junior UI Designer thường chỉ vẽ giao diện desktop mà quên mobile, tablet – hoặc chỉ tập trung mobile mà không xét đến desktop. Trong khi user di chuyển giữa thiết bị, UI sẽ dễ bị lỗi hiển thị hoặc khó dùng.

    Giải pháp: Thiết kế responsive, tạo cả frame mobile + desktop, dùng Figma Mirror để test trực tiếp trải nghiệm trên điện thoại.

    7. Bỏ qua nguyên tắc & hệ thống thiết kế cơ bản

    Nhiều bạn không chú ý spacing, typography, hệ thống button, naming convention… khiến UI mất tính đồng bộ, dễ gây hiểu lầm hoặc gây lỗi trong dev.

    Giải pháp: Đọc kỹ Material Design (Google), Human Interface Guideline (Apple), tham khảo Design System, học pixel perfection, spacing, color contrast, icon size.

    8. Không linh hoạt trong cách giao tiếp với client/dev

    Junior UI Designer có thể không linh hoạt khi gặp nhiều loại stakeholder: người cẩn thận, vội vàng, khó tính... Nếu không thay đổi cách giao tiếp – nhẹ nhàng hay thẳng thắn đúng lúc – sẽ khó triển khai tốt.

    Giải pháp: Quan sát cách senior tương tác qua giao tiếp nhóm, email hay call. Tương tác nhiều sẽ nhanh dạn dĩ và biết cân chỉnh.

    9. Quá suy diễn, phân tích không cần thiết

    Đôi khi bạn lăn tăn quá nhiều, không bắt đầu vì muốn mọi thứ phải hoàn hảo, thay vì dùng ít nhất một hướng tiếp cận và iterate dần. Overthink khiến dự án chậm trễ, cơ hội tràn qua kẽ tay.

    Giải pháp: Mẫu thiết kế khó nhất không phải sai – mà không làm gì cả mới là sai. Bắt đầu sketch, có bàn luận, rồi refine theo feedback.

    10. Theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối

    Hoàn hảo là không có thật. UI có thể tốt, nhưng luôn cần cải tiến. Xu hướng, màu sắc, hành vi người dùng đều thay đổi. Mình nghĩ thôi, chắc đủ đẹp nên chốt – đôi khi lại thụt lùi vì đối thủ đã vượt qua.

    Giải pháp: Luôn review, test và iterate UI – đừng tự tin rằng đã đi đúng con đường. Hãy cầu tiến.

    11. Tin vào giác quan hơn là dữ liệu

    Bạn có đôi khi rời mắt khỏi phần “đã test A/B” mà chỉ “cảm thấy” UI đẹp? Đó là lỗi khi bạn định hướng dựa trên trực giác thay vì số liệu. Số liệu mới cho thấy cái người dùng thật sự cần, không phải mình.

    Giải pháp: Kết hợp sử dụng analytics (Google Analytics, Mixpanel), heatmap, session recordings, để đánh giá và tối ưu dựa trên thực tế.

    12. Không biết định giá/giá trị bản thân

    Nhiều người mới chưa định hình được giá của mình: nên đặt bao nhiều? Làm việc theo giờ hay theo package? Cuối cùng chốt giá thấp, dẫn đến lương thấp và mất tự tin.

    Giải pháp: Nghiên cứu mức lương chuẩn, tham vấn mentor, so sánh demand thị trường, xác định điểm mạnh, cộng thêm thời gian và công sức để định giá đúng.